Kiến thức về các bệnh ngoài da, biểu hiện và cách phòng tránh các bệnh ngoài da.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Các loại bệnh ngoài da thường gặp và cách chữa trị

Cùng tìm hiểu các loại bệnh ngoài da thường gặp và cách chữa trị kịp thời

Một số bệnh ngoài da thường gặp

cac-loai-benh-ngoai-da-th
Bệnh zona: Xuất hiện các nốt mụn nhỏ trên một vùng da, khiến cho vùng da đó trở nên nhạy cảm, tê bì, ngứa ngáy. Các nốt mụn nhỏ từ từ phát triển thành vô số những chấm nhỏ bên trong có nước gây đau, các nốt mụn thường gạp ở lưng, mông và ngực.
cac-loai-benh-ngoai-da-thuong-gap-va-cach-dieu-tri 2
Mề đay: Bệnh này thì xuất hiện nhiều khi môi trường sống ẩm thấp, thời tiết thay đổi liên tục, các nốt mụn xuất hiện trên da thành từng đám gây ngứa ngáy và rất dễ lây lan sang vùng da khác.
cac-loai-benh-ngoai-da-th
Bệnh vảy nến: Bệnh này thường xảy ra ở da đầu, khuỷu tay, lưng, đầu gối. Bệnh rất hay tái phát nhiều lần gây nhiều phiền toái.
cac-loai-benh-ngoai-da-th
Eczema: bệnh do cơ địa da dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm, thức ăn đồ uống, lông thú…gây viêm, ngứa, khô da. Thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân.
cac-loai-benh-ngoai-da-th
Ghẻ: bệnh này rất dễ lây lan, bệnh do kí sinh trùng Sarcopte Scabiei gây ra. Khi bị ghẻ sẽ xuất hiện các mụn nước ở kẽ tay, kẽ chân, cổ tay gây ngứa rất nhiều về đêm.
cac-loai-benh-ngoai-da-th
Bệnh á sừng: Đây là bệnh liên quan tới viêm da cơ địa, bệnh thường xuất hiện nhiều ở các đầu ngón tay, gót chân gây bong tróc , nứt nẻ da.

Cách chữa trị

+ Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh Histamin thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa.
+ Dùng thuốc giảm đau: Với những trường hợp bị đau do bệnh ngoài da gây ra theo chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc về uống.
+ Dùng thuốc chống viêm: Đa số đều dùng thuốc corticosterod, có một điểm trừ với loại thuốc này là thường gây ra các dụng phụ và không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
+ Một số trường hợp thì sử dụng steroid, kem làm mềm, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ để bôi ngoài da.

Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da. Nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc là vừa tập thể dục hoặc chơi thể thao thì cần tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sữa tắm hoặc dầu gội gây tổn hại lớp chất nhờn, những ai mới đi ngoài nắng về cũng không nên tắm liền vì rất dễ bị bệnh.
Phải sử dụng nước sạch để tắm không tắm nước ở ao hồ, sông suối vì chứa rất nhiều vi khuẩn. Sử dụng dầu gội có chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không dùng móng tay cào mạnh lên da đầu khi gội vì rất dễ làm tổn thương da đầu, gội đầu xong phải lau khô, không đi ngủ khi tóc còn ướt dẫn tới nấm dễ xâm nhập vào da.

Hạn chế sử dụng Mỹ phẩm

Làn da vốn rất nhạy cảm nhất là da mặt việc lạm dụng mỹ phẩm dễ gây viêm da, nám da thậm chí là ung thư. Các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.

Đồ đạc cá nhân

Đặc biệt là quần áo không nên mặc chung hoặc cho ai mượn đồ của mình mặc. Quần áo chính là thứ tiếp xúc trực tiếp với da nhất đo đoa chúng ta phải chú ý. Quần áo lúc nào cũng phải được giặt sạch sẽ phơi khô ngoài ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn, bảo quản treo quần áo ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, quần lót quá chật vì gây nấm da. Một số loại quần áo vải, ni lông, sợi tổng hợp cũng gây dị ứng da vì vậy cần lựa chọn chất liệu mát, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi sẽ tốt hơn cho da.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp da tăng sức đề kháng từ đó phòng ngừa các bệnh ngoài da tốt hơn. Việc thiếu dinh dưỡng dễ gây ra các triệu chứng ngứa da. Đặc biệt các chất kích thích, cà phê, trà, các loại hải sản: Cua, tôm, mực hay gây dị ứng cho da nên bạn hãy hạn chế ăn chúng thôi. Trong trường hợp da bạn bị mẫn cảm với các thức ăn trên thì nên kiêng chúng. Thay các thực phẩm này bằng các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…

Cách chữa trị

+ Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh Histamin thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa.
+ Dùng thuốc giảm đau: Với những trường hợp bị đau do bệnh ngoài da gây ra theo chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc về uống.
+ Dùng thuốc chống viêm: Đa số đều dùng thuốc corticosterod, có một điểm trừ với loại thuốc này là thường gây ra các dụng phụ và không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
+ Một số trường hợp thì sử dụng steroid, kem làm mềm, thuốc kháng sinh, thuốc mỡ để bôi ngoài da.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BTemplates.com

Được tạo bởi Blogger.